Bệnh tiểu đường được chia làm mấy mức độ?

Bệnh tiểu đường được chia làm mấy mức độ?

Nắm rõ thông tin, kiến thức về các mức độ của bệnh tiểu đường sẽ giúp mỗi chúng ta chủ động kế hoạch điều trị, từ đó giảm được những biến chứng nguy hiểm của bệnh mãn tính này.

Vậy bệnh tiểu đường được chia làm các mức độ nào? Để biết câu trả lời, mời bạn đọc theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Bệnh tiểu đường xảy ra do sự rối loạn chuyển hoá không đồng nhất dẫn tới việc nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định.

Đặc trưng của bệnh tiểu đường đó là lượng đường trong máu cao vượt ngưỡng cho phép. Tiểu đường được chia làm hai thể chính là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, những chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai cũng có thể mắc phải đái tháo đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt cân nặng, chế độ dinh dưỡng của bản thân.

Bệnh tiểu đường được chia làm mấy mức độ?

Bệnh tiểu đường được chia làm những mức độ nào?

Hiện nay, tiểu đường được chia là ba mức độ chính là mức độ tiền tiểu đường (mức độ 1), mức độ tiểu đường (mức độ 2) và mức độ biến chứng bệnh tiểu đường (mức độ 3).

Mức độ 1 – Mức độ tiền tiểu đường

Mức độ tiền tiểu đường là mức độ đầu tiên. Mức độ này chưa phải là tiểu đường song chỉ số đường huyết trong máu sẽ cao hơn người bình thường.

Với trường hợp tiền tiểu đường, người bệnh có thể có một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường như khát nước, người mệt mỏi, da khô, vết thương chậm lành… Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường không rõ ràng và cần phải theo dõi sát sao.

Mức độ 2 – Mức độ tiểu đường

Mức độ tiểu đường là mức độ bệnh nghiêm trọng khi người mắc phải sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Dấu hiệu, triệu chứng điển hình của mức độ tiểu đường có thể kể đến như: người bệnh đi tiểu nhiều, thường xuyên khát nước, cơ thể luôn đói và thèm ăn.

Ngoài ra, những biểu hiện khác đáng chú ý của mức độ tiểu đường chính còn có thể là sút cân, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, mắt mờ da khô nứt nẻ, ngứa ngáy khó chịu, chân tay hay tê bì, vết thương khó lành…

Sở dĩ ở mức độ này, người bệnh thấy rõ những triệu chứng trên là bởi vì những lý do gồm có:

  • Lượng đường trong máu quá cao, insulin bị thiếu hụt khiến cho thận khó hấp thu được đường, lượng đường sẽ bị đào thải dẫn đến việc đi tiểu nhiều, từ đó dẫn tới cơ thể mất nước, mệt mỏi, cần liên tục bổ sung nước.
  • Insulin thiếu hụt khiến đường trong máu không được tế bào hấp thu, bởi vậy mà cơ thể thiếu hụt năng lượng dẫn tới kích thích thèm ăn.
  • Khi năng lượng của cơ thể không đủ để phục vụ cho những hoạt động, cơ thể buộc phải tự điều chỉnh bằng cách lấy năng lượng từ trong cơ và mỡ khiến cho bệnh nhân sụt cân và mệt mỏi thường xuyên

Bệnh tiểu đường được chia làm mấy mức độ?

Mức độ 3 – Mức độ biến chứng tiểu đường

Mức độ biến chứng tiểu đường là mức độ cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống. Hiện nay, biến chứng của bệnh tiểu đường có thể được chia làm hai loại gồm có:

Biến chứng cấp tính: Hôn mê do nhiễm toan Ceton (thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 nhiều hơn), hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và hôn mê do nhiễm axit lactic. Đây là 3 dạng hô mê với 3 cơ chế bệnh sinh khác nhau. Khi xảy ra biến chứng cấp người bệnh cần được can thiệp cấp cứu sớm nhất có thể.

Biến chứng mạn tính: Gồm biến chứng nhiễm khuẩn và thoái hóa. Đặc điểm của hai loại biến chứng này gồm:

  • Biến chứng nhiễm khuẩn: Xảy ra ở trên da, niêm mạc; nhiễm nấm ở miệng, nách, bẹn, nếp lằn dưới vú, dưới bụng; nhiễm khuẩn đường tiết niệu-sinh dục; viêm bộ phận sinh dục; hay bị lao phổi, lao thận; nhiễm trùng vết thương ở chân.
  • Biến chứng thoái hóa: Bệnh võng mạc mắt gây mờ mắt; biến chứng thần kinh thực vật trên tim mạch, tiêu hóa, thần kinh vận mạch; biến chứng thần kinh ngoại vi; biến chứng cầu thận đái tháo đường; bệnh mạch vành, mạch máu não, mạch máu ngoại vi.

Bệnh tiểu đường được chia làm mấy mức độ?

Mức độ cuối

Mức độ cuối của bệnh tiểu đường là mức độ nặng nhất. Lúc này, tuyến tụy không còn đáp ứng được lượng insulin. Điều này dẫn tới việc người bệnh phải tiêm thuốc để hạ đường huyết.

Mức độ cuối của bệnh tiểu đường có thể khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng suy giảm sức khoẻ nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy, người bệnh lúc này cần được theo dõi sức khoẻ cực kỳ sát sao.

Biện pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp khoa học khác nhau được áp dụng để cải thiện, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Trong đó, việc xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh, sử dụng các loại thực phẩm tươi, lành thì việc sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược để ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị là điều được khuyến khích.

Bệnh tiểu đường được chia làm mấy mức độ?

An Đường Thiên Phúc được nghiên cứu, phát triển và giới thiệu bởi Dược thảo Thiên Phúc. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ An Đường Thiên Phúc có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường.

Hiện nay, thực phẩm An Đường Thiên Phúc với công dụng hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường đang được các chuyên gia đánh giá cao và được người tiêu dùng lựa chọn rất nhiều.

=>Xem thêm: Tác dụng của An Đường Thiên Phúc

An Đường Thiên Phúc được chiết xuất từ nhiều hoạt chất quý hiếm như Nano Đông trùng hạ thảo; Cao Dây thìa canh; Cao Khổ qua rừng; Cao Giảo cổ lam; Cao Linh chi; Cao Mạch môn; Cao Sinh địa cùng các loại phụ liệu vừa đủ. Tác dụng của An Đường Thiên Phúc rất thích hợp cho những người có chỉ số đường huyết cao, người mắc bệnh tiểu đường sử dụng.

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mọi thông tin chi tiết về An Đường Thiên Phúc, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

An Đường Thiên Phúc

Địa chỉ: Số 740 Quang Trung, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn: 1900 252585

Email: anduongthienphuc.vn@gmail.com

Website: https://anduongthienphuc.vn/

Có thể bạn quan tâm

Giá bán: 420.000vnđ/hộp
- Miễn phí vận chuyển toàn quốc



    420.000 VND/hộp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *